Chuyển đến Nội dung

BANGLADESH BỎ YÊU CẦU KHỬ TRÙNG ĐỐI VỚI BÔNG MỸ SAU CHUYẾN THAM QUAN NGÀNH BÔNG MỸ DO HIỆP HỘI BÔNG MỸ TÀI TRỢ

Đông Nam Á

Liên Hệ: Jenn Sarter jsarter@cotton.org, Bruce Atherley batherley@cotton.org, Will Bettendorf wbettendorf@cotton.org

Washington, D.C. (17.05.2023) – Chuyến thăm Mỹ của Bộ Nông nghiệp Bangladesh do Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) tài trợ từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11 năm 2022, cùng với những nỗ lực không thể thiếu của phòng Dịch vụ Nông nghiệp Quốc tế (FAS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tại Dhaka, cuối cùng đã thuyết phục được Chính phủ Bangladesh nới lỏng yêu cầu khử trùng kéo dài gần 5 thập kỷ đối với bông nhập khẩu từ Mỹ.

Sự thay đổi này sẽ loại bỏ đáng kể các rào cản xuất khẩu bông Mỹ sang Bangladesh, cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các nhà máy Bangladesh khi họ tìm đến Mỹ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu bông của mình. Các nhà máy Bangladesh đã phải trả hơn một triệu đô la hàng năm để trang trải các chi phí khử trùng không cần thiết đối với bông nhập khẩu từ Mỹ.

Các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do APHIS cấp, nhưng theo quy định mới, giấy chứng nhận sẽ có thêm nội dung xác nhận không có mọt còn sống trong bông đóng kiện của Mỹ. APHIS sẽ ban hành hướng dẫn sửa đổi cho các nhà xuất khẩu.

Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Thương mại Bangladesh dỡ bỏ các yêu cầu khử trùng đối với bông Mỹ được đưa ra sau khi sáu thành viên phái đoàn của Bộ Nông nghiệp Bangladesh tham gia chuyến tham quan bông Mỹ do CCI tài trợ. Nhờ sự phối hợp với Hội đồng Bông Quốc gia (NCC), phái đoàn Bộ Nông nghiệp Bangladesh đã tiến hành các cuộc họp về bông Mỹ tại Tennessee, Mississippi và Texas. Họ đã gặp gỡ các đại diện của ngành bông Mỹ và thăm các cánh đồng bông, máy tách hạt và nhà kho, cũng như Phòng thí nghiệm nông nghiệp về cán bông của USDA ở Stoneville, Miss.

Phái đoàn đã tìm hiểu lý do tại sao các kiện bông của Mỹ không chứa mọt bông còn sống, bao gồm đánh giá về Chương trình diệt trừ mọt bông thành công của ngành bông Mỹ và các kỹ thuật thu hoạch bông hiện đại cũng như quy trình cán bông được tiêu chuẩn hóa. Các chủ đề thảo luận bổ sung bao gồm quy trình kiểm tra và chứng nhận kiểm dịch thực vật với APHIS trong các cuộc họp Zoom tại trụ sở NCC ở Cordova, Tenn., và trong cuộc họp với Chương trình diệt trừ mọt bông Texas ở Harlingen, Texas.

Tại Mississippi, các thành viên phái đoàn của Bộ Nông nghiệp Bangladesh đã gặp Staplcotn—một hợp tác xã của Mỹ và là nhà xuất khẩu bông hàng đầu của Mỹ sang Bangladesh—và tham quan một nhà máy cá bông và nhà kho trữ bông. Nhà trồng bông của Mỹ, Sledge Taylor, đã đưa cả nhóm đi tham quan trang trại bông và hoạt động cán bông của gia đình ông, cũng như giới thiệu tổng quan về các phương pháp sản xuất bông bền vững mà những người trồng bông ở Mỹ tuân theo.

Bangladesh hiện được xếp hạng là nhà nhập khẩu bông số 2 toàn cầu, theo phân tích thị trường toàn cầu của USDA FAS vào tháng 5 năm 2023. Mặc dù có một số bông nội địa được sản xuất ở Bangladesh, nhưng nó chiếm 1% hoặc ít hơn tổng nhu cầu.

Bangladesh là một trong 10 thị trường xuất khẩu bông của Mỹ vào năm 2022, với giá trị xuất khẩu là 477,07 triệu USD (https://www.fas.usda.gov/regions/bangladesh). (https://www.fas.usda.gov/regions/bangladesh).

# # #

Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) là mt hip hi thương mi phi li nhun qung bá bông M và các sn phm giàu bông Mtrên toàn cu vi nhãn COTTON USA™ ca chúng tôi. Phm vi tiếp cn ca chúng tôi m rng đến hơn 50 quc gia thông qua 20 văn phòng trên khp thế gii. Vi hơn 65 năm kinh nghim, s mnh ca CCI là làm cho bông M tr thành loi bông ưa thích ca các nhà máy/nhà sn xut, thương hiu/nhà bán l và người tiêu dùng, to ra giá tr gia tăng cao mang li li nhun cho toàn ngành bông M và thúc đy tăng trưởng xut khu xơ, si và các sn phm bông khác. Đ biết thêm thông tin, hãy truy cp cottonusa.org.