Chuyển đến Nội dung

Truy Xuất Nguồn Gốc Trong Kinh Doanh với TextileGenesis™

Tại TextileGenesis™, chúng tôi thường nghe nói rằng truy xuất nguồn gốc đang trở thành một việc hiển nhiên trong kinh doanh. Việc quy định được thắt chặt hơn, yêu cầu của nhãn hàng về truyền tải thông điệp bền vững đến người tiêu dùng, và năng lực sản xuất toàn cầu thay đổi dẫn đến một yêu cầu thiết yếu là phải biết nguyên liệu đến từ đâu và chúng chuyển hóa thành hàng hóa cuối cùng như thế nào.

Đối với nhiều nhãn hàng và nhà bán lẻ, câu hỏi quan trọng không phải là truy xuất nguồn gốc là gì hay nó có cần thiết hay không, mà là cách tốt nhất để tích hợp nó nhanh chóng và hiệu quả vào "hoạt động kinh doanh bình thường" là gì. Thay đổi luôn cần thời gian và sự đầu tư - vì vậy những mối quan tâm thực tế là - các khoản đầu tư này bắt đầu sinh ra lợi nhuận bao nhiêu, và vào thời điểm nào?

Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc có thể được đề xuất tại bất kỳ hoạt động nào của nhãn hàng - từ đổi mới sáng tạo, đến hiệu suất, và quản lý rủi ro - nhưng hiện tại có ba động lực quan trọng.

  1. Niềm tin Có nhiều lý do khiến khách hàng và đối tác chọn gắn bó với một thương hiệu - nhưng tất cả đều bị ảnh hưởng bởi lòng tin. Ngày nay, không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua những ảnh hưởng đối với con người và hành tinh. Nói về phát triển bền vững và tác động của nó thì dễ hơn nhiều so với việc chứng minh nó. Nếu một thương hiệu tuyên bố đang giảm lượng khí thải carbon trong các sản phẩm của mình hoặc tuyên bố rằng chúng có các vật liệu tái chế thì điều quan trọng là phải có bằng chứng đáng tin cậy để chứng minh những tuyên bố đó. Điều này có thể đặc biệt nhạy cảm vì các nguyên liệu đầu vào bền vững hơn có giá trị cao hơn trên thị trường, và do đó chi phí sẽ cao hơn. Ở những khu vực mà việc phân biệt vật liệu "bền vững hơn" và "hàng hóa" gặp khó khăn thì các "đối tác xấu” sẽ có động lực thay thế vật liệu bền vững bằng vật liệu kém hơn. Vào tháng 10 năm 2020, có thông tin công bố rộng rãi rằng khoảng 20.000 tấn bông hữu cơ có xuất xứ từ Ấn Độ đã được bán ra thị trường một cách gian dối. Các chuyên gia tin rằng tổng khối lượng bông "dán nhãn sai" trên toàn cầu có thể lớn hơn nhiều. Vấn đề này không chỉ giới hạn ở bông, hay chứng nhận hữu cơ.
  2. Hiệu suất Các thương hiệu và nhà bán lẻ luôn dựa vào các nhà cung cấp để nắm bắt thông tin về sản phẩm - từ chi phí, đến thời gian giao hàng, đến ‘cấu trúc sản phẩm’. Thông thường, có các phòng ban đặc thù để thu thập các loại thông tin như: mua hàng, bán hàng và công nghệ thông tin. Nhưng dữ liệu cần thiết để đáp ứng các quy định hiện hành và kỳ vọng của khách hàng thì khác. Nó không phải thông tin về thành phẩm, quy trình của nhà cung cấp hoặc hậu cần - mà nó tập trung vào nguyên liệu thô và tất cả những đơn vị ở thượng nguồn của chuỗi cung ứng và các quy trình liên quan. Thông tin này không bắt nguồn từ nhà cung cấp và họ thường không quản lý tốt các thông tin này. Do đó, chúng tôi thấy các thương hiệu lớn liên tục tìm kiếm thông tin còn thiếu để hiểu rõ hơn về tình hình của các nhà cung cấp bậc 3 hoặc 4 trong chuỗi cung ứng, hoặc các giao dịch giữa họ. Cần có một giải pháp hoàn toàn khác để quản lý dữ liệu này một cách hiệu quả và giải pháp đó không thể được xây dựng bởi từng thương hiệu và nhà bán lẻ riêng biệt.
  3. Tuân thủ Các quy định quốc gia và liên khu vực ngày càng trở nên nghiêm ngặt, đòi hỏi nhãn hàng phải có thông tin đầy đủ về chuỗi cung ứng và có chứng từ xác minh quốc gia xuất xứ không chỉ của thành phẩm mà của tất cả nguyên liệu đầu vào và hàng hóa trung gian. Số lượng đơn hàng đến Mỹ lọt vào diện đình chỉ phát hàng (WRO) đã gia tăng mạnh. Điều này không chỉ liên quan đến vấn đề về lao động, và nó cũng không phải bị giới hạn bởi vị trí địa lý, khu vực hoặc ngành công nghiệp cụ thể. Trên thực tế, danh sách hàng hóa gần đây nhất mà chính phủ Mỹ đánh giá là được sản xuất với lao động cưỡng bức và trẻ em – theo Văn phòng các vấn đề lao động quốc tế (ILAB) công bố - xác định khoảng 119 tổ hợp sản phẩm-quốc gia có thể là đối tượng của WRO trong tương lai. Các khu vực tài phán khác - đặc biệt là EU - đang lên kế hoạch cho các đạo luật mới có thể có tác động tương tự nhưng bao quát hơn, chẳng hạn như bao gồm phá rừng hoặc săn bắt sinh vật biển bất hợp pháp. Bổ sung luật hiện hành cho vấn đề này - liên quan đến những thông tin được và không được dán trên nhãn sản phẩm ở các quốc gia khác nhau - và thách thức của việc tuân thủ nguyên tắc đang lớn dần lên.

Giá trị của việc truy xuất nguồn gốc và khoản đầu tư để thực hiện nó đối với nhãn hàng hoặc nhà bán lẻ sẽ khác nhau, nhưng giá trị luôn được tạo ra từ sự tin tưởng, hiệu quả và tuân thủ nguyên tắc.

Nhận thức được tầm quan trọng ngày càng tăng của việc sự minh bạch trong chuỗi cung ứng đối với các nhãn hàng và nhà bán lẻ, U.S. Cotton Trust Protocol đã hợp tác với nền tảng TextileGenesis ™ với tư cách là loại bông bền vững đầu tiên trên thế giới có khả năng cung cấp sự minh bạch hoàn toàn trong chuỗi cung ứng. U.S. Cotton Trust Protocol xây dựng các mục tiêu và phương pháp đo lường có thể định lượng và kiểm chứng được để sản xuất bông bền vững.

Tìm hiểu thêm về việc trở thành thành viên của U.S. Cotton Trust Protocol tại trustuscotton.org

Điền vào phiếu thông tin để liên hệ với đại diện khu vực tại cottonusa.org/trust-protocol